Bệnh hen suyễn là một căn bệnh hô hấp thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê gần đây, hàng năm có hơn 3000 người tử vong vì bệnh này. Số người mắc bệnh phải nhập viện liên tục tăng trong những năm gần đây, trong đó có cả trẻ em và người lớn. Chúng ta hãy cùng đọc bài viết sau đây để có cái nhìn khái quát về bệnh, nắm được cách triệu chứng và điều trị bệnh hiệu quả để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh hen suyễn là gì?
Đây là căn bệnh viêm nhiễm làm cho các ống dẫn khí oxi vào bên trong phổi bị sưng viêm, chảy mủ gây tắc nghẽn, khiến khí không thể lưu thông đến phổi được gây suy hô hấp. Nếu người bệnh không kịp thời xử lý và dùng thuốc chữa trị sẽ dẫn đến suy hô hấp nặng và tử vong. Vì vậy, bệnh này tưởng chừng là bệnh mãn tính hay gặp nhưng không hề đơn giản mà trên thực tế tiềm ẩn nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh này còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn là bệnh hen phế quản (bệnh hen). Trên thực tế, vẫn không ít người nghĩ rằng đây là hai bệnh khác nhau và không biết các triệu chứng của bệnh như thế nào. Điều này cho thấy, nhiều người còn thiếu sự hiểu biết về căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này bị nặng và nguy hiểm hơn là do người bệnh thiếu kiến thức cơ bản về bệnh. Vì vậy, các bạn cần tìm hiểu để nâng cao nhận thức và có hiểu biết nhiều hơn về bệnh này.
Bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng nguy hiểm
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn
Do vi rút, vi khuẩn gây viêm nhiễm
Có thể nói, vi rút và vi khuẩn là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp gây ra viêm nhiễm trong các ống dẫn khí gây nghẽn khí. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh này. Đây cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ở các trẻ nhỏ. Khi trẻ chưa có một hệ hô hấp hoàn chỉnh, còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm vi rút và vi khuẩn.
Do bị dị ứng
Đây được xem là nguyên nhân thường gặp. Những người bị dị ứng với một số thực phẩm hoặc với phấn hoa hay với lông thú là những người thường dễ bị mắc bệnh hen.
Các loại thực phẩm mà người bị hen thường dị ứng đó là các loại hải sản như: tôm, cua, ốc… hay các đồ uống rượu bia, nước có ga. Khi những người này ăn phải những thực phẩm này họ sẽ bị kích ứng gây mẩn ngứa, sưng phù nề. Khi đó cũng sẽ làm phù nề đường ống thở gây ra tình trạng khó thở tạo ra cơn hen.
Với những người bị dị ứng với phấn hoa thì khi vô tình hít phải các hạt phấn của các loài hoa cũng làm cho hệ hô hấp bị kích ứng. Họ sẽ bị hắt hơi liên tục và hệ thống hô hấp bắt đầu bị viêm nhiễm dẫn đến bệnh hen lại tái phát.
Mặt khác, có người lại bị bệnh này chỉ do nuôi những con vật cưng như chó, mèo trong gia đình mà không biết mình bị kích ứng với lông thú.
Do không khí lạnh hay thời tiết thay đổi đột ngột
Đây là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh hen. Vì vậy mà bệnh này thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông hay vào những thời điểm giao mùa.
Theo thống kê, thì trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh là do sự biến đổi khí hậu. Vì vậy, nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa bệnh này thì sẽ khó tránh được việc gia tăng số người mắc bệnh và tử vong trong những năm tới.
Do bị stress nặng và xúc cảm mạnh
Tính thần căng thẳng và bị xúc cảm mạnh gây sốc sẽ làm tắc đường thở làm nghẽn đường khí dẫn đến bệnh. Thông thường trong những trường hợp này cần có biện pháp xử trí kịp thời và cần sử dụng thuốc ngay lập tức để thông khí không sẽ dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao của người mắc bệnh này.
Do sử dụng hoặc thường xuyên hít phải hơi thuốc lá
Khói thuốc lá vô cùng độc hại, có ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh nghiêm trọng làm đường thở kích ứng và tổn thương. Người bị hen sẽ gặp tình trạng nặng hơn khi tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
Vì vậy những người dù không hút thuốc nhưng trong gia đình có người hút thuốc lá thì cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Đặc biệt trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh này ngay từ khi mới sinh ra. Vì nếu mẹ của trẻ là người nghiện thuốc lá, vẫn thường xuyên sử dụng thuốc là khi mang bầu thì trẻ sinh ra sẽ rất dễ mắc bệnh hen.
Do không khí ô nhiễm
Cùng với những thay đổi của khí hậu thì không khí ngày càng ô nhiễm như hiện nay là nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh hen ngày càng gia tăng ở nhiều đối tượng khác nhau.
Nếu tiếp xúc với khói bụi bẩn thường xuyên thì trước sau bạn cũng sẽ mắc phải bệnh này. Bởi trong những làn khói bụi bẩn li ti mà mắt thường không nhìn thấy có tồn tại hoạt chất sulfur dioxide. Đây là một hoạt chất độc hại gây kích ứng rất mạnh cho đường ống dẫn khí thở, khởi động cho cơ hen liên tiếp và kéo dài.
Do mạt nhà
Nếu nhà cửa không được dọn dẹp sạch sẽ một cách thường xuyên sẽ làm cho không gian bị bụi bẩn. Đặc biệt sẽ xuất hiện đám mạt nhà bám trên trần nhà và các bờ tường. Chúng có thể rơi vào thức ăn, nước uống, xuống chăn màn giường ngủ khiến chúng ta dễ bị mạt nhà xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và hủy hoại các cơ quan hô hấp dẫn đến bệnh hen. Khi đó, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh này do một nguyên nhân khá đơn giản và nhiều người không hề hay biết đó là mạt nhà.
Do đặc thù của một số nghề nghiệp phải tiếp xúc với chất độc hại
Đây là bệnh có thể được gây ra do bị phơi nhiễm trong khi làm việc của một số nghề nghiệp. Đây còn được xem là bệnh nghề nghiệp.Nghĩa là do đặc điểm phải làm trong môi trường độc hại đã gây ra bệnh hen cho người bệnh hay làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Các nghề nghiệp được xem có nguy cơ sẽ mắc bệnh hen cao là nghề giáo viên, chăm sóc động vật nuôi… hay những người làm việc trong các nhà máy thường có bụi bẩn, khi độc như xi măng, xăng dầu, hóa chất… Bởi những bụi bẩn, chất hóa học sẽ làm cho bạn dễ dàng mắc bệnh hay làm cơn hen tái phát nghiêm trọng hơn.
Do di truyền
Trong nhiều nghiên cứu về bệnh, các nhà khoa học đã khẳng định rằng đây là bệnh có thể bị do yếu truyền. Do đó, nếu có bố mẹ hay ông bà bị bệnh hen thì những đứa trẻ trong gia đình cúng rất dễ bị mắc bệnh này do gen di truyền từ các thế hệ trước.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn ngày càng gia tăng
Các triệu chứng và các biện pháp chẩn đoán của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng thường gặp của bệnh
Để có thể kịp thời nhận biết và điều trị bệnh hen, bạn cần phải nắm được các triệu chứng cơ bản thường gặp của bệnh. Theo các bác sĩ đầu ngành về căn bệnh hô hấp này thì bệnh thường có các triệu chứng cụ thể như sau:
- Thở dốc, cảm giác khó thở, khó ngủ, ngáy to: Nếu bạn có cảm giác thở dốc và khó thở đùng chủ quan nghĩ rằng do lao lực làm việc, hoạt động quá sức nên bị vậy mà không chú ý theo dõi và đi khám. Bởi các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không rõ dàng nên khiến nhiều người hiểu lầm như vậy.
Bên cạnh đó, ít ai biết rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngáy và khó thở vào ban đêm là một hiện tượng của việc đường thở bị thu hẹp.
- Thở nghe tiếng khò khè hoặc tiếng rít từng cơn: Khi có triệu chứng này là đã cho thấy sự tiến triển thêm của bệnh. Phế quản đã có những dấu hiệu bị tổn thương. Điều này thường nhận biết rất rõ ở trẻ em. Vì vậy, mà trẻ em là đối tượng thường được chẩn đoán mắc các bệnh về phế quản như hen hay viêm phế quản.
- Triệu chứng ho có đờm, đờm thường đặc có mùi hôi: đó là trường hợp đường hô hấp có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Trường hợp này sẽ được chẩn đoán mắc bệnh hen do nhiễm trùng đường hô hấp.
- Thường xuyên bị tức ngực và lên cơn co thắt: Đây cũng là một trong những triệu nặng của bệnh. Bởi việc nghẽn đường thở cũng sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho tim hoạt động. Và đây là nguyên nhân khiến bạn thường bị tức ngực, khó thở khi mắc bệnh này. Với triệu chứng này khi mỗi lần lên cơn đau tức ngực bạn cần phải sử dụng thuốc ngay.
Có thể nói, các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường giống các bệnh hô hấp thông thường khác nên nhiều người thường để kệ hoặc tự mua thuốc điều trị. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là nếu gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe và có các triệu chứng nêu trên. Bạn cần chú ý theo dõi và sớm đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán biết chính xác về tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Tìm hiểu tiểu sử bệnh
Dựa vào nhiều yếu tố cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán của mình về bệnh. Trong đó, yếu tố đầu tiên thường được các bác sĩ xem xét đó là tiểu sử bệnh hay tiểu sử bệnh của gia đình.
Điều này nhằm để các bác sĩ biết được xem bạn có bị di truyền bệnh từ người thân trong gia đình, bạn có bị kích ứng với thứ gì hay không. Đồng thời thông qua bệnh sử họ cũng sẽ nắm được tình trạng bệnh của bạn đã xảy ra bao lâu và đã từng sử dụng thuốc gì hay chưa…
Do đó, khi bạn đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn trước tiên về các triệu chứng của bạn gặp phải là gì? Bạn có bị dị ứng và điều trị bệnh gì chưa? Gia đình đã có ai mắc bệnh này không? Vì vậy, bạn cần cung cấp các thông tin đó thật chính xác để các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán đứng về bệnh.
Khám đặt ống nghe tim phổi
Ngoài ra, để xem tình trạng thực tế bệnh của bạn hiện tại các bác sĩ sẽ thực hiện việc khám lâm sàng như nghe tim phổi. Điều này giúp các bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng mà bạn đang gặp phải để xem sự lưu thông khí qua phổi khi bạn hít vào rồi thở ra.
Làm các xét nghiệm
Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các xét nghiệm. Bởi đây là luận cứ có cơ sở khoa học để các bác sĩ đưa ra kết luận về bệnh. Vì các biện pháp khám lâm sàng cho giúp các bác sĩ có những phỏng đoán về bệnh mà thôi. Một số xét nghiệm bạn cần làm để chẩn đoán bệnh này cụ thể như:
- Xét nghiệm hô hấp ký (kích thích phế quản): Đây là biện pháp được dùng để các bác sĩ xem xét mức độ co bóp thu hẹp của phế quản thông qua việc đo thể tích khí và cường độ thở ra.
- Xét nghiệm này sẽ cho ra một loạt các chỉ số như: Thể tích khí toàn bộ, thể tích thở ra trong một giây đầu hay thể tích khí khi gắng sức thở và chỉ số quan trọng là lưu lượng đỉnh. Nếu các chỉ số này nằm ngoài giới hạn phạm vi bình thường thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh. Và tùy theo mức độ vượt quá giới hạn bạn sẽ được các bác sĩ xác định bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Xét nghiệm skin prick test (xét nghiệm dị ứng): Đây chính là xét nghiệm về các dị nguyên hay còn gọi là các tác nhân gây dị ứng trong bệnh hen phế quản. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn lên cơn hen có phải đến từ một trong các dị nguyên là lông thú, phấn hoa, mật nhà hay do bị kích ứng với thực phẩm nào đó trong bữa ăn.
- Chụp X – Quang: Tất cả các bệnh về đường hô hấp đều được chỉ định chụp X – Quang. Bởi nó sẽ cho những hình ảnh chính xác về tình trạng tổn thương trên phế quản, phổi của bệnh nhân. Mức độ bị tổn thương nhiều hay ít, nặng hay nhẹ và vùng bị tổn thương nằm chính xác ở các vị trí nào. Điều này giúp các bác sĩ có được những chẩn đoán tốt hơn.
- Ngoài ra, do triệu chứng của bệnh này khá giống với các bệnh hô hấp khác nên bạn có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm khác xem bạn có đang mắc một bệnh nào đó khác hay không. Chẳng hạn như các bệnh về họng, bệnh trào ngược dạ dày…
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hen suyễn
Lời khuyên tốt nhất của các bác sĩ đó là bạn phải phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, nếu phòng bệnh tốt bạn sẽ tránh được nhiều khả năng mắc bệnh và không phải lo lắng tìm hiểu điều trị bệnh như thế nào. Để thực hiện phòng bệnh này một cách hiệu quả thì cần tiến hành các biện pháp sau:
- Thứ nhất, thực hiện tiêm phòng: Việc tiêm phòng đầy đủ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nhất là cần phải tiêm các vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như; vắc xin phòng cúm mùa, viêm phế quản, viêm phổi. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bị nhiễm bệnh do các tác nhân là vi rút và vi khuẩn gây ra làm nhiễm trùng đường hô hấp.
- Thứ hai, không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Như đã nói ở trên nguyên nhân thông thường khiến cho bệnh hen tiến triển và bộc phát là do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng cho hệ hô hấp. Chẳng hạn như: vật nuôi, hóa chất, nấm mốc, khói bụi, mạt nhà, phấn hoa hay ăn một số loại thức ăn…
- Do đó, tốt nhất là bạn không nên nuôi thú cưng và tránh xa lông của của chúng. Bạn cũng nên kiêng không ăn các thực phẩm được khuyến cáo là rất dễ bị kích ứng. Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và khi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi hay khói thuốc lá.
- Thứ ba, giữ ấm cơ thể trong khi trời lạnh: Trời lạnh là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp do đó để phòng tránh việc bị nhiễm lạnh thì luôn phải giữ ấm cơ thể. Bằng cách luôn mặc quần áo ấm, ra ngoài cần quàng khăn, đội mũ, sử dụng các loại tinh dầu làm ấm cơ thể sau khi tắm xong.
- Thứ tư, tập thể dục thường xuyên, đúng cách kết hợp với ăn nhiều hoa quả: Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều vitamin giúp bạn luôn khỏe mạnh và phòng ngừa hiệu quả các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra việc tập thể dục đúng cách giúp lượng khí được điều hòa lưu thông do đó hạn chế việc tắc nghẽn đường thở, giúp phòng tránh bệnh hen rất tốt.
Phòng ngừa bệnh hen suyễn để tránh nguy cơ mắc bệnh
Cách chữa trị bệnh hen suyễn
Khi mắc bệnh này không có cách nào khác là bạn phải dùng thuốc để cắt các cơn hen. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây hay các thuốc đông y. Tuy nhiên bạn vẫn cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc tây y
Hiện nay, các loại thuốc tây y được các bác sĩ kê cho bệnh nhân dùng bao gồm các loại thuốc như: naproxen hay ibuprofen, aspirin… Trong đó, naproxen, ibuprofen là các loại thuốc giảm đau hiệu quả nhưng không chứa steroid nên rất phù hợp với bệnh hen. Bạn cần tuân thủ về liệu lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ ghi trong đơn.
Sử dụng thuốc nam, thuốc đông y
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chữa bệnh hen bằng thảo dược như từ lá húng chanh hay các bài thuốc đông y khác.
Nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn nên đến gặp các bác sĩ để chẩn đoán bệnh trước và xin ý kiến về việc sử dụng các bài thuốc nam, các loại thuốc thảo dược hay đông y. Để tránh tiền mất tật mang khi sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc mà cũng không rõ tác dụng học của thuốc.
Một số lưu ý để chữa trị bệnh hen suyễn hiệu quả
- Nhận diện dấu hiệu của cơn hen: Để chữa trị bệnh này được hiệu quả bạn cần hết sức lưu ý đến những triệu chứng của bệnh để biết được lúc nào bệnh khởi phát và có hướng điều trị kịp thời.
- Luôn tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ: Để có thể chữa trị bệnh này bạn cần tuân theo đúng chỉ thị sử dụng thuốc cũng như các hướng dẫn khác của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thanh đổi liều lượng hoặc sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ. Bởi một khi cơn hen tiến triển nặng hơn có thể gây nguy hại đến tính mạng của bạn.
- Nhớ đến tái khám theo lịch hẹn: Nhiều bệnh nhân hay bỏ quả các lịch hẹn tái khám của bác sĩ mà chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh tái phát đây là một điều vô cùng sai lầm. Bạn cần tái khám theo lịch hẹn để các bị chẩn đoán lại và xem xét sự tiến triển của thuốc sử dụng hay tình trạng bệnh của bạn. Từ đó có phương án và pháp đồ điều trị tiếp theo sao cho phù hợp.
- Nếu có triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay: Với các triệu chứng lạ bạn phải tìm đến bác sĩ ngay để được nghe tư vấn cụ thể và cho lời khuyên cũng như hướng giải quyết vấn đề.
- Thực hiện tầm soát bệnh hen phế quản: Đây là điều vô cùng quan trọng mà nhiều người thường đợi khi có triệu chứng mắc bệnh mới làm. Chúng ta nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh sớm để kịp thời chữa trị ngay. Bởi thông thường để có triệu chứng rồi có nghĩa là bệnh của bạn có dấu hiệu trở nên nặng hơn.
Từ khoá tìm kiếm nhiều nhất: Bệnh hen suyễn, bệnh hen suyễn chữa trị thế nào, bệnh hen suyễn ăn gì, bệnh hen suyễn có nguy hiểm