Bệnh rụng tóc là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa trị

(Bệnh rụng tóc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả)

Rụng tóc là vấn đề rất nhiều người gặp phải hàng ngày. Tuy nhiên nếu rụng tóc nhiều sẽ trở thành bệnh. Bệnh rụng tóc gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy cần tìm hiểu kỹ về bệnh rụng tóc để có giải pháp thích hợp.

* Bệnh rụng tóc là gì?

Rụng tóc là tình trạng sinh lý bình thường mà hầu hết ai cũng thường gặp phải. Tuy nhiên rụng tóc nhiều bất thường thì lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp những vấn đề nguy hiểm cần được điều trị ngay. Và khi đó rụng tóc trở thành bệnh. Bệnh rụng tóc cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để không gây ra những hậu quả không tốt. Bệnh rụng tóc đặc biệt cần thận trọng đối với đối tượng trẻ em và phụ nữ.

Bệnh rụng tóc ở phụ nữ

Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị bệnh rụng tóc. Rụng tóc ở phụ nữ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cả yếu tố thẩm mỹ. Có nhiều trường hợp rụng tóc ở phụ nữ khác nhau, như:

  • Bệnh rụng tóc ở phụ nữ do di truyền androgen
  • Rụng tóc từng mảng ở phụ nữ
  • Rụng tóc ở phụ nữ kiểu telogen effluvium (TE)
  • Do tuần hoàn máu kém
  • Rụng tóc ở phụ nữ do suy giáp và cường giáp
  • Do mắc ung thư da đầu
  • Rụng tóc ở phụ nữ do mắc các vấn đề về da đầu
  • Bệnh rụng tóc ở phụ nữ sau sinh

Bệnh rụng tóc ở trẻ em

Trẻ em có thể mắc các chứng bệnh rụng tóc như sau:

  • Rụng tóc ở trẻ em do bị nấm da đầu
  • Rụng tóc thành từng mảng
  • Rụng tóc ở trẻ em theo kiểu TE
  • Rụng tóc do thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ.

Một số các tình trạng rụng tóc khác ở trẻ em nhưng không phải là bệnh lý như:

  • Trẻ em có chứng thích nghiện giật tóc
  • Trẻ rụng tóc vành khăn hay chứng rụng tóc bình thường ở trẻ trong độ tuổi sơ sinh.

* Nguyên nhân gây bệnh rụng tóc

Có năm nhóm nguyên nhân gây ra bệnh rụng tóc như sau:

  • Tác động của các nhân tố vật lý với cường độ cao hoặc diễn ra thường xuyên như đội mũ bảo hiểm, buộc tóc quá chặt
  • Tác động của các hóa chất mà người bệnh tiếp xúc như trong quá trình gội sấy, nhuộm, làm đẹp…
  • Do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, khi đến giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mới dậy thì.
  • Do ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thiếu các chất như kẽm, đạm, vitamin B, đồng.
  • Do di truyền, rụng tóc do di truyền chủ yếu và thường hay gặp ở nam giới với chứng bệnh phổ biến nhất là bệnh hói đầu.

(Thiếu vitamin B có thể là nguyên nhân gây bệnh rụng tóc)

* Triệu chứng bệnh rụng tóc

Nếu bạn có những triệu chứng sau đây thì có thể đã mắc bệnh rụng tóc.

– Số lượng tóc rụng hàng ngày tăng vọt, vượt quá ngưỡng bình thường

Ngưỡng bình thường được nêu ở đây là từ 40 đến 60 sợi tóc kể cả trường hợp tự rụng, rụng do chải đầu, rụng khi mới ngủ dậy hoặc trong khi gội đầu… Nếu vượt quá lượng tóc rụng này thì tó đang yếu dần đi. Và khi tóc rụng vượt tới hơn 100 sợi một ngày thì tóc đã mắc bệnh lý và khi đó gọi là bệnh rụng tóc.

– Mật độ tóc khác so với bình thường

Ở nam giới: có những mảng hoặc khu vực hói nhẹ trên đầu.

Ở nữ giới: da đầu và chân tóc lộ rõ, tóc nhìn thưa thớt hơn so với bình thường.

Cách kiểm tra là bạn có thể dùng gương để soi.

* Chẩn đoán bệnh rụng tóc

Có 2 cách để kiểm tra và tự chuẩn đoán bệnh rụng tóc.

Cách thứ nhất: kiểm tra số lượng rụng tóc

Cách thực hiện: bạn hãy dùng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái kẹp 1 lọn tóc có độ dày khoảng tầm 10 sợi vào giữa và kéo mạnh. Số lượng sợi tóc rụng nếu nhiều hơn mức 2 sợi thì chứng tỏ chân tóc của bạn yếu và có dấu hiệu bệnh lý.

– Cách thứ hai: kiểm tra mật độ của tóc

Cách kiểm tra là dùng gương để soi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để xem mình có mắc một trong các bệnh rụng tóc dưới đây hay không:

– Nhóm bệnh rụng tóc mà không sẹo, gồm có:

+ Rụng tóc mà tóc rụng thành đám

+ Rụng tóc kiểu telogen

+ Rụng tóc có kết hợp với những hội chứng mang tính di truyền.

+ Rụng tóc có kết hợp với bị bệnh ở toàn thân hoặc chỉ theo hệ thống.

+ Rụng tóc kiểu anagen

+ Rụng tóc do tật thích nhổ tóc

+ Rụng tóc mang tên androgen di truyền

– Nhóm bệnh rụng tóc mà có sẹo gồm có

+ Rụng do các tổn thương hóa học, bị bỏng hoặc do một số những chấn thương khác.

+ Rụng tóc do khuyết tật có nguồn gốc di truyền hoặc sự phát triển.

+ Rụng tóc liên quan đến những bệnh đặc biệt mà gây tổn thương cho da đầu như bệnh morphea, luput đỏ, li ken phẳng, pemphigoid thành sẹo.

+ Rụng tóc do bị nhiễm khuẫn như: nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn gây lao, mủ), nhiễm nấm (ví dụ nấm kerion), nhiễm vi rút (ví dụ bệnh zona). Protozoa (ví dụ leishmania (đơn bào) hoặc u sắc tố.

* Phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Tóc rụng sinh lý

  • Tóc rụng một cách tự nhiên theo vòng đời của tóc (từ lúc mọc lên, dài ra sau đó già và yếu rồi rụng đi). Khi này lớp tóc cũ rụng đi sẽ được thay thế bằng lớp tóc mới sinh ra.
  • Theo nghiên cứu khoa học thì số lượng tóc rụng tự nhiên môi ngày khoảng vài chục sợi đến khoảng 100 sợi. Trong mức này thì tóc rụng được gọi là rụng sinh lý.

Rụng tóc bệnh lý

  • Số lượng và thời gian rụng tóc là quá hơn 100 sợi một ngày và liên tục trong suốt một khoảng thời gian dài.

Cách nhận biết: Tóc rụng thành từng nhúm khi chải hoặc gội đầu, tóc rụng nhiều có thể thấy được ở kẽ tay sau khi vuốt tóc trong trường hợp tóc bạn rụng nhiều hoặc rụng rất ít. Khi đó, bạn có thể thấy tóc không còn được dày dặn như trước nữa mà càng dần càng ít đi. Bạn hãy thử quan sát xem trên da đầu của bạn sẽ thấy rằng tóc con đang mọc lên rất ít.

  • Tóc rụng thành từng mảng: tập trung rụng chỉ ở một vị trí cố định và rất ít hoặc không hề mọc trở lại.

Cách nhận biết: Da đầu có thể bị trơ lộ ra ở vùng tóc rụng dẫn đến tình trạng hói theo mảng.

  • Tình trạng của tóc con mới mọc: mảnh, rất yếu và có khi trông xoăn tít. Khi này tóc của bạn yếu do co thể thiếu những dưỡng chất nuôi dưỡng tóc. Vì vậy cần nhanh chóng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tóc. Bạn nên gặp bác sĩ để có được thông tin chính xác nhất về tình trạng của mình.
  • Tóc rụng đi kèm với những triệu chứng ở da đầu như: ngứa, bong tróc da đầu, có vết hồng, ban…

* Điều trị bệnh rụng tóc

Đối với trẻ sơ sinh, có thể áp dụng các biện pháp điều trị bệnh rụng tóc như sau:

Đối với trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi:

Bổ sung thêm 2 loại dưỡng chất cần thiết cho trẻ em là vitamin D và can xi.

Nghiên cứu của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy lượng canxi cần thiết cho trẻ em trong độ tuổi này là khoảng 80 đếm 100 mg mỗi ngày. Lượng canxi nếu được cung cấp một cách đầy đủ sẽ giúp cơ thể của trẻ phát triển được một cách toàn diện và không có hiện tượng bị rụng tóc ở trẻ em. Đồng thời trẻ sẽ có thể hấp thụ một cách tốt nhất canxi. Từ đó tóc của trẻ em sẽ được hỗ trợ phát triển một ách bình thường và trở nên chắc khỏe hơn.

Vitamin D có thể được cung cấp cho cơ thể trẻ em bằng con đường ăn uống. Nó có trong các loại thực phẩm mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày như tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, … Chúng ta có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm này để tăng lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.

Đối với trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi

Chế độ ăn uống của trẻ em nếu đảm bảo đầy đủ và không thiếu chất dinh dưỡng sẽ giúp bé chống lại bệnh rụng tóc. Bạn cũng cần cho bé ăn thêm những loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất như kẽm, vitamin, canxi… để đạt được hiệu quả totosn hất trong điều trị rụng tóc.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ bị rụng tóc là do nấm da đầu. cha mẹ cần quan sát và phát hiện kịp thời để có thể giúp đỡ trẻ. Đưa trẻ đến gặp các bác sĩ hoặc các chuyên gia về sức khỏe của da đầu và tóc sẽ giúp bạn có được sự tư vấn và hỗ trợ một cách kịp thời.

Điều trị bệnh rụng tóc cho các đối tượng khác

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc

Khi bị bệnh rụng tóc, người bệnh cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc để tóc được khỏe mạnh, phục hồi hư tổn. Các chất cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày gồm:

  • Biotin (Vitamin H): Trứng, bánh mì, quả óc chó, hạnh nhân, đậu nành, cà rốt…
  • Vitamin B: đặc biệt là vitamin B3 và B6, B5: Thịt, cá, các loại rau xanh đậm, hải sản, hạt ngũ cốc.
  • Kẽm: Thịt bó, rau chân vịt, hạt bí ngô, mầm lúa mì, hạt đậu.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác như viatamin A, C, sắt để tóc được khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm: Các loại sản phẩm Nấm Linh Chi Giúp Tóc chắc khoẻ 

Massage với tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi có tác rụng trị bệnh rụng tóc rất tốt. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. Dùng 40ml tinh dầu bưởi, 20ml tinh dầu hương nhu và 1 lít dầu dừa trộn lẫn với nhau. Tiếp theo làm ướt da đầu, lấy 15 – 20ml tinh dẫu hỗn hợp trên massage chân tóc vùng tóc rụng hoặc hói. Sau khoảng 30 phút gội sạch đầu bằng dầu gội. Thực hiện thường xuyên, liên tục mỗi tuần 3 lần, tình trạng bệnh rụng tóc được cải thiện rõ rệt.

Hoặc có thể dùng vỏ bưởi đun sôi với nước. Sau đó để nguội dùng để gội đầu cũng sẽ giúp kích thích nọc tóc, trị bệnh rụng tóc.

Ủ tóc với dầu dừa

Dầu dừa cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho mái tóc, giúp tóc mềm mượt, dày hơn.

Cách thực hiện: Chấm dầu dừa đều lên da đầu. Tiếp đến, đổ một ít dầu dừa rat ay rồi xoa đều lên tóc. Dùng khăn ấm quấn khoảng 45 phút, rồi gội sạch lại.

Ủ tóc với nha đam

Nha đam ngoài công dụng làm đẹp còn là một trong những cách trị bệnh rụng tóc hiệu quả. Dưỡng chất có trong nha đam giúp cung cấp độ ẩm cho tóc giúp ngăn ngừa tóc khô, xơ gãy và hư tổn. Đồng thời có tác dụng giúp tóc mọc nhanh hơn, dày hơn, chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện: Dùng 1 nhánh nha đam, loại bỏ nhựa vàng. Sau đó cắt bỏ lớp lá xanh và phần gai bên ngoài. Rồi trà trực tiếp phần thịt (gel) nha đam lên tóc, da đầu. Massage khoảng 5 phút để gel nha đam thấm đều vào tóc. Cuối cùng, đợi khô rồi gội sạch đầu.

Ngoài ra, có thể kết hợp nha đam với nước vo gạo. Nha đam bỏ phần  gai và vỏ xanh bên ngoài. Đem xay nhuyễn phần thịt. Nước vo gạo để lắng, bỏ phần nước trong. Sau đó trộn nha đam với phần cặn đục đó, rồi thoa đều lên tóc. Ủ trong khoảng 20 – 30 phút. Cuối cùng, gội sạch lại với nước.

Gội đầu bằng bồ kết

Từ xa xưa, bồ kết nổi tiếng là loại quả giúp tóc đen mượt, óng ả, ngăn ngừa dụng tóc. Dùng quả bồ kết khô gội đầu sẽ giúp cho da đầu sạch sẽ, tóc mềm mượt và dày hơn.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, quả bồ kết chứa tinh chất flavonozit và chất saponaretin. Đây là 2 chất có tác dụng trị rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh, dài và suôn mượt hơn.

Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 300g bồ kết khô, nướng qua có mùi thơm. Sau đó, đun với 2 lít nước, để sôi khoảng 15 phút. Để nước nguội bớt, đủ đám dùng để gội đầu. Có thể dùng cách trị bệnh rụng tóc bằng bồ kết hàng ngày để đảm bảo tóc được dày hơn, đen và khỏe mạnh hơn.

Trị bệnh rụng tóc bằng cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu được dân gia lưu truyền là loại thảo dược trị bệnh rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh, sau vài lần sử dụng. Đây là cách trị bệnh rụng tóc rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Cách thực hiện: Dùng 1 nắm cỏ màn trầu, bỏ phần bông và rễ đi. Rửa sạch rồi cho vào đun sôi với 2,5 lít nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút rồi bỏ cỏ mần trầu ra. Phần nước tiếp tục đun đến khi còn 1 lít nước là được. Để nguội nước, sau đó dùng nước cỏ mần trầu chấm vào da đầu, để khô. Phần nước còn lại bỏ mang ra gội đầu.

Áp dụng cách chữa bệnh rụng tóc bằng cỏ màn trầu đều đặn mỗi ngày. Sau khoảng 1 tuần, tình trạng rụng tóc giảm hẳn.

Chữa bệnh rụng tóc bằng tỏi

Một số nghiên cứu đã chứng minh được công dụng trị bệnh rụng tóc tuyệt vời của tỏi. Người bệnh chỉ cần bôi nước tỏi lên tóc, massage da đầu. Sau vài tuần, bệnh rụng tóc tiến triển rõ rệt.

Hà thủ ô trị bệnh rụng tóc

Hà thủ ô có tác dụng giúp da dẻ căng mịn, hồng hào, chữa trị bệnh rụng tóc. Đồng thời, hà thủ ô còn giúp kích thích tóc mọc trở lại nhanh chóng. Để tăng hiệu quả điều trị rụng tóc kết hợp hà thủ ô với một số nguyên liệu khác như sinh địa, vùng đen, cây liễu.

Cách thực hiện: Lấy 15 – 20g hà thủ ô đun với nước uống hàng ngày. Uống liên tục đến khi bệnh rụng tóc khỏi hẳn.

Sử dụng phương pháp tiên trực tiếp dưỡng chất vào da đầu

Cách trị bệnh rụng tóc bằng biện pháp tiêm trực tiếp dưỡng chất vào da đầu giúp ngăn ngừa thoái hóa tóc, tóc hư tổn, kích thích sự mọc tóc. Đây là phương pháp được công nhận hiệu quả nhanh chóng, an toàn tuyệt đối.

Các trường hợp có thể sử dụng bbienej pháp này: Bệnh rụng tóc thành từng mảng, rụng nhiều mà tóc mới không mọc, hói đầu.

>> Xem thêm: Các Sản phẩm Nhân Sâm Tốt cho sức khoẻ, giúp tóc chắc khoẻ 

* Bệnh rụng tóc nên ăn gì và kiêng ăn gì

Nên ăn:

Bệnh nhân bị bệnh rụng tóc nên sử dụng các thực phẩm sau:

+ Nhóm rau, củ, quả: trái cây, trái cây khô, các loại hạt, rau lá xanh đậm, giá đỗ, yến mạch, cà rốt, đậu, ngũ cốc, hành, nghệ, thì là…

+ Nhóm thịt, cá, trứng, sữa: Thịt gà, trứng, các sản phẩm từ bơ, sữa, hải sản, thịt muối xông khói, thịt bò.

+ Thức uống khác: Nước mật ong nguyên chất.

Không nên ăn:

Các loại thực phẩm và đồ dùng sau người bệnh rụng tóc không nên dùng, đó là:

+ Thuốc lá

+ Đồ ăn nhanh

+ Các loại hạt

+ Các chất kích thích hoặc cay nóng như rượu, ớt, bia, gừng…

* Cách phòng ngừa bệnh rụng tóc

Để phòng ngừa bệnh rụng tóc thì cần lưu ý sau:

  • Gội đầu nhẹ nhàng
  • Chải đầu thường xuyên nhưng đúng cách.
  • Không nên tác động vào tóc như nhuộm, uốn, sấy, duỗi quá nhiều lần
  • Cần bổ sung nước và các dinh dưỡng cần thiết một cách đầy đủ
  • Có lối sống lành mạnh, ít stress, giữa cho tâm lý thoải mái
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Bệnh rụng tóc là một bệnh có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe và đời sống mọi người. Trên đây, bạn đã có được những hiểu biết sâu sắc về bệnh rụng tóc. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện sớm và điều trị bệnh rụng tóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508