Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý trong đông y. Nó được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc. Vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, vừa chữa bệnh. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng sử dụng được. Người bị cao huyết áp có nên uống đông trùng hạ thảo không ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Người bị bệnh cao huyết áp có nên uống đông trùng hạ thảo không
Cao huyết áp là một bệnh lý ngày càng trở lên phổ biến. Bệnh hay gặp ở người già, người béo phì, người sử dụng rượu bia nhiều…Bệnh ban đầu không có biểu hiện rõ ràng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng như: Suy tim, xơ vữa động mạch, tai biến và nguy cơ tử vong rất cao. Hiện nay y học sử dụng cả tây y và đông y để điều trị căn bệnh này.
Đông trùng hạ thảo được biết đến là một loại dược liệu tự nhiên rất quý. Nó vốn là một loại nấm mọc và phát triển trên xác của một loại ấu trùng. Đây là một nguyên liệu thuốc sử dụng trong các bài thuốc đông y. Với nhiều loại dưỡng chất khác nhau sử dụng đông trùng hạ thảo có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch. Trong một số trường hợp nó còn là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.
Với bệnh nhân cao huyết áp uống đông trùng hạ thảo có tác dụng giãn mạch, làm giảm áp lực máu lên thành mạch. Nhờ vậy mà giảm huyết áp và dần dần ổn định. Ngoài ra dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo còn giúp khí huyết lưu thông, tránh hiện tượng đông cục máu. Vì vậy mà mạch máu được thông suốt, máu được vận chuyển một cách nhanh chóng và liên tục đi nuôi các cơ quan, bộ phận. Đây là một loại dược thảo tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Người bị cao huyết áp nên sử dụng thường xuyên để ổn định huyết áp.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với người bị cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường. Theo tài liệu y khoa thì chỉ số huyết áp lý tưởng ở người là 80 – 120mmHg. Khi chỉ số này lớn hơn 90 mmHg đối với tâm trương và lớn hơn 140 mmHg đối với tâm thu thì gọi là cao huyết áp. Bệnh thường có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh…Tuy nhiên những biểu hiện này lại rất hay gặp thường ngày. Vì vậy nếu không đo huyết áp thì người bệnh không hề biết mình bị cao huyết áp. Tình trạng huyết áp cao không nguy hiểm nhưng nó lại có thể để lại biến chứng rất nặng nề: Liệt hệ thần kinh, tai biến mạch máu não. Do đó mỗi người nên kiểm tra để biết được chỉ số huyết áp của bản thân.
Với các dưỡng chất quý hiếm đông trùng hạ thảo có tác dụng làm sạch máu và các động mạch. Nhờ vậy mà máu được lưu thông một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra nó còn hỗ trợ và tăng cường chức năng của tim, máu được bơm đi nuôi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều và nhanh hơn.
Nghiên cứu trên các bệnh nhân cao huyết áp sử dụng đông trùng hạ thảo cho thấy các chỉ số huyết áp có xu hướng dần ổn định. Lý do là vì dược liệu này làm giãn nở mạch máu, khí huyết lưu thông, giảm áp lực máu lên động mạch. Ngoài ra đông trùng hạ thảo còn làm giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ máu. Do đó cũng hạn chế được tình trạng xơ vữa, tắc mạch máu.
Cách dùng đông trùng hạ thảo cho người cao huyết áp
Có nhiều cách chế biến đông trùng hạ thảo cho người bị huyết áp cao. Bài viết xin giới thiệu một số cách làm đơn giản và mang lại hiệu quả điều trị cao.
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Mật ong có nhiều dưỡng chất và an toàn cho người sử dụng. Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong là bài thuốc tốt với người bị cao huyết áp. Nguyên liệu gồm có 100 gam đông trùng hạ thảo khô, 2 lít mật ong nguyên chất và 1 bình thủy tinh. Rửa sạch và lau khô bình, cho đông trùng hạ thảo vào. Sau đó đổ từ từ mật ong vào và đậy kín nắp. Ngâm trong khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được. Các dưỡng chất sẽ tan vào mật ong và từng bước ổn định huyết áp. Hằng ngày uống 1 chén nhỏ trước ăn sáng 30 phút. Bạn cũng có thể ăn luôn xác đông trùng hạ thảo để tận dụng triệt để hết các chất.
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
Đây là cách làm rất phổ biến tuy nhiên chủ yếu được nam giới sử dụng. Rượu có tính nóng sẽ hòa tan toàn bộ các chất có trong đông trùng hạ thảo. Cách làm rất đơn giản và nhanh gọn.
- Nguyên liệu gồm có đông trùng hạ thảo khô, rượu trắng 40 độ, bình thủy tinh.
- Làm sạch đông trùng hạ thảo rồi cho vào bình thủy tinh, đổ từ từ rượu cho đến khi ngập hết đông trùng hạ thảo là được.
- Ngâm khoảng 30 đến 40 ngày là có thể bắt đầu dùng được.
- Mỗi ngày uống 1 -2 chén nhỏ, sau ăn.
Cách làm này không chỉ tốt cho người bị huyết áp mà nó còn góp phần chữa chứng thận hư, suy giảm ham muốn ở nam giới.
Gà hầm đông trùng hạ thảo
Đây là món ăn rất bổ dưỡng, mọi đối tượng đều có thể sử dụng được chứ không riêng gì người bị bệnh cao huyết áp.
- Chuẩn bị 1 con gà, 20gam đông trùng hạ thảo, gạo nếp, táo đỏ, các loại gia vị.
- Sơ chế gà thật sạch, bỏ nội tạng.
- Cắt nhỏ đông trùng hạ thảo, gạo nếp, trộn các nguyên liệu lại với nhau, nêm gia vị vừa ăn.
- Sau đó đem hỗn hợp trên nhồi vào bụng gà.
- Cho gà vào nồi và hầm nhỏ lửa trong khoảng 2 tiếng. Nên ăn khi còn nóng.
Hãm trà đông trùng hạ thảo
Rửa sạch đông trùng hạ thảo và cho vào bình trà. Đổ nước sôi vào và để khoảng 10 phút để dưỡng chất tan hết ra nước. Thưởng thức 1 ly trà đông trùng hạ thảo như là một cách giải khát vừa ngon vừa bổ. Sử dụng thường xuyên giúp khí huyết lưu thông, tăng cường khả năng miễn dịch. Sau khi nước nhạt thì có thể ăn cả xác đông trùng hạ thảo để sử dụng triệt để loại dược liệu quý hiếm này.
Đông trùng hạ thảo chưng tổ yến
Sự kết hợp của đông trùng hạ thảo và tổ yến tạo nên một món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Không chỉ chống lão hóa, đẹp da mà nó còn ổn định huyết áp.
- Cần chuẩn bị khoảng 10 con đông trùng hạ thảo, 1 tổ yến, đường phèn và nồi chưng.
- Ngâm tổ yến vào nước ấm khoảng 10 phút để tổ yến tan ra thành sợi, nhặt bỏ hết phần lông và rửa sạch, để ráo nước.
- Cho tổ yến đã sơ chế vào bát, thêm đường phèn, 1 ít nước sau đó chưng cách thủy khoảng 10 phút.
- Cho tiếp đông trùng hạ thảo vào và đun thêm 5 phút nữa là được.
Nên ăn khi còn nóng để tăng cảm giác ngon miệng và không có mùi tanh của tổ yến.
Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho người bị cao huyết áp
Đông trùng hạ thảo là dược liệu rất quý hiếm và bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng không vì thế mà sử dụng bừa bãi. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để mang lại hiệu quả điều trị cao.
Đối với các món ăn sử dụng nguyên liệu đông trùng hạ thảo thì không nên đun quá lâu. Như thế sẽ làm mất đi thành phần dưỡng chất quý.
Khi chế biến không nên nấu bằng nồi kim loại. Các chất trong đông trùng hạ thảo dễ phản ứng hóa học với kim loại, sinh ra các chất độc hại, không có lợi cho sức khỏe. Thay vào đó nên sử dụng nồi đất để nấu.
Kết luận
Như vậy thông tin của bài viết đã trả lời được câu hỏi người bị cao huyết áp có nên uống đông trùng hạ thảo không. Nó không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị cao bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng. Nên tìm đến các địa chỉ uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.